Ta netjer Xứ_Punt

Đôi lúc người Ai Cập cổ đại còn gọi Punt là Ta netjer, có nghĩa là "Xứ sở Thần linh".[22] Điều này đề cập đến thực tế là nó là một trong các vùng đất của Thần Mặt trời, đó là các vùng nằm theo hướng mặt trời mọc về phía Đông của Ai Cập. Những nguồn tài nguyên khu vực phía đông "bao gồm các sản phẩm được sử dụng trong các đền thờ, đặc biệt là hương trầm." Văn học cổ (và văn học không chính thống hiện nay) đã cung cấp nhãn hiệu "Xứ sở Thần linh", khi được giải thích là "Đất Thánh" hoặc "Xứ sở thần linh/tổ tiên", có nghĩa rằng người Ai Cập cổ đại đã xem xứ Punt như là quê hương của tổ tiên mình. W. M. Flinders Petrie tin rằng Dòng dõi Vương triều đến từ hoặc thông qua Punt[23]E. A. Wallis Budge nói rằng "truyền thuyết Ai Cập thời kỳ các Vương triều đều cho rằng quê quán nguyên thủy của người Ai Cập chính là xứ Punt...".[24] Thuật ngữ này là không chỉ áp dụng cho xứ Punt nằm ở phía đông nam của Ai Cập, mà còn với các khu vực của châu Á về phía đông và đông bắc của Ai Cập, như Liban được coi là nguồn cung cấp gỗ cho các ngôi đền.[25]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Xứ_Punt http://books.google.com/books?id=YAnTJQWWnoAC&prin... http://books.google.com/books?id=jcpQqkHr328C&prin... http://www.homestead.com/wysinger/punt.html http://science.monstersandcritics.com/news/article... http://www.msnbc.msn.com/id/11705263/ http://www.newscientist.com/article.ns?id=dn7190 http://members.tripod.com/~ib205/hatshepsut_temple... http://www.maat-ka-ra.de/english/bauwerke/djeser/d... http://www.maat-ka-ra.de/english/punt/puntlage.htm http://www.bu.edu/bridge/archive/2005/03-18/archae...